Du lịch vùng Đông Bắc Bộ

Du lịch vùng Tây Bắc Bộ

Du lịch đồng bằng sông Hồng

Du lịch vùng Bắc Trung Bộ

Du lịch vùng Nam Trung Bộ

Du lịch Tây Nguyên

Du lịch vùng Đông Nam Bộ

Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Du lịch Cao Bằng - Có gì để chơi để đi để ăn

 

Tỉnh Cao Bằng - cách thủ đô Hà Nội 286km theo đường Quốc lộ 3, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 130km theo đường Quốc lộ 4A - nằm ở vùng Đông Bắc của Việt Nam, có đường biên giới dài trên 333km với Trung Quốc ở phía Bắc và Đông Bắc. Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.703,42km2; địa hình là cao nguyên đá vôi xen với đất, núi rừng chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh, đất bằng để canh tác chỉ có gần 10%. 

 

Những cơn mưa chuyển mùa đầu Đông tạo cho Thác Bản Giốc những dòng nước hùng vĩ cuồn cuộn đổ xuống qua nhiều bậc thang, tạo thành những ngọn thác lớn nhỏ khác nhau, hơi nước bay lên như một dải lụa trắng vắt ngang qua sườn núi. Truyền thuyết kể rằng, có người con gái đẹp tuyệt trần được tiến vua nhưng liều mình trốn thoát cùng người mình yêu. Sau khi tìm được nhau, họ cùng chìm vào giấc ngủ ngàn thu. Dân bản chứng kiến trời đổ mưa tầm tã cả tuần liền, nước ngập khe suối, không ai dám ra ngoài vì mưa to kèm sấm sét dữ dội. Kỳ lạ thay, khi mưa tạnh, người ta thấy có hai ngọn thác lớn đổ nước trắng xóa bên cạnh bản. Dưới chân thác, mặt nước lại trong xanh hiền hòa như không vướng víu bụi trần. Kể từ đó, người dân gọi nơi đây là thác Bản Giốc để tưởng nhớ về một thời gái bản tiến vua, cũng là niềm tự hào của người Tày với sắc đẹp trời ban.

        
Từ xa xưa, vùng Cao Bằng đã có người Việt cổ cư trú, minh chứng qua các di chỉ khảo cổ, di tích đã được khai quật tại Hồng Việt ở Hòa An, Cần Yên ở Thông Nông, Lũng Ỏ ở Quảng Uyên… cùng truyền thuyết về Pú Luông - Giả Cải, Cẩu chủa cheng vùa. Sách "Dư địa chí" do Nguyễn Trãi biên soạn năm 1435 đã ghi: "Cao Bằng xưa là ngoại địa của bộ Vũ Định; Đông Bắc tiếp giáp Lưỡng Quảng; Tây Nam tiếp giáp Thái Nguyên, Lạng Sơn. Có 1 lộ, 4 châu, 273 làng xã. Đấy là nơi phên dậu thứ tư về phương Bắc vậy".

 

Khí hậu Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có vùng có khí hậu á nhiệt đới, mát mẻ quanh năm lại có nhiều núi cao, phong cảnh thiên nhiên hữu tình nên rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi, du lịch. 

 

Cao Bằng là cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc từ Trung Quốc tràn sang vào mùa Đông và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam vào mùa Hè. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 10, kéo dài đến hết tháng 5 năm sau. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Vào khoảng giữa tháng 4 và tháng 5, do sự chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh, nên có thể có mưa đá.

 

Bà Then làm lễ mừng thọ của người Nùng ở Thông Nông, huyện Hà Quảng. Lễ mừng thọ, theo tiếng Tày, Nùng là Pủ Liềng hoặc Pủ Lường, nghĩa là bổ thêm lương vào bịch gạo mệnh, dành cho người cao tuổi, được tổ chức nhiều vào mùa xuân. Căn cứ vào lịch can, đời người được chia thành những giai đoạn sau: từ khi sinh ra đến năm 12 tuổi gọi là thời kỳ chưa trưởng thành; từ tuổi 37 trở đi được phân ra làm bốn chu kỳ: từ tuổi 37 đến 49 gọi là chữ Phúc; 49 - 61 là chữ Thọ (tuổi hoa niên); 60 - 73 là chữ Khang (tuổi thịnh niên); 73 - 85 gọi là Ninh (tuổi đại niên). Thông thường, từ tuổi 49 con người đã có biểu hiện của tuổi già như mắt kém tinh, răng kém chắc, tóc điểm bạc... là do bịch gạo mệnh đã úa vàng nên phải tổ chức lễ Pủ Liềng để trình xin hai vị Nam Tào, Bắc Đẩu ra hạn thêm cho đương sự sống ở trần gian một thời gian nữa. Bà Then, ông Giàng, ông Tào được mời đến hành lễ.

 

Truyền thuyết “Cẩu chủa cheng vùa” (Chín chúa tranh vua) của người Tày ở Cao Bằng kể về Thục Phán từ thế kỷ III trước Công nguyên là vua nước Nam Cương của người Tây Âu có địa bàn chủ yếu là tỉnh Cao Bằng ngày nay, với chuỗi dấu tích đến nay vẫn còn trên vùng đất địa linh Cao Bình, xã Hưng Đạo ở thành phố Cao Bằng, như: Thành Bản Phủ, Di tích cự thạch đôi guốc đá, cánh đồng Tổng Chúp… và chùa Đống Lân nằm trên gò Đống Lân (tiếng Tày là Đoỏng Lần).

 

Ngày mùng 8 tháng Giêng (Âm lịch) hằng năm, là lễ hội ở chùa Đống Lân. Chùa Đống Lân mang nghi thức chính của văn hóa người Tày cổ thờ phụng người có công lớn đối với nhân dân là Thạch Sanh, trong truyền thuyết người Tày, chém chết trăn tinh, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân, thờ hai anh em Trần Quý - Trần Kiên (thế kỷ XVI, nhà Lê) và thờ Phật.

 

Đền thờ Bác Hồ ở Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, huyện Hà Quảng, là nơi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước ngày 28/01/1941 - lần đầu tiên sau 30 năm bôn ba - khởi đầu một dòng thác đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Từ Đền thờ, khách du lịch Cao Bằng có thể nhìn xa bốn bề mây núi điệp trùng, dưới là dòng suối Lê-nin chảy bao quanh, uốn lượn, rợp cây xanh và hoa đào nở đỏ thắm mỗi độ xuân sang...

 

Khách du lịch Cao Bằng còn ưa thích các điểm đến du lịch tâm linh khác, như: chùa Phố Cũ, chùa Đà Quận, đền Kỳ Sầm ở thành phố Cao Bằng, đền vua Lê ở Hòa An, chùa Trúc lâm Tà Lùng ở chân núi Phja Khoang thuộc thị trấn Tà Lùng, cách cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng khoảng 1km, là “cột mốc tâm linh” nơi biên cương của Tổ quốc... và tham dự các nghi lễ mang đậm bản sắc văn hóa Tày, Nùng.

 

Băng tuyết trên đỉnh Phja Oắc - điểm di sản thuộc Công viên địa chất Non nước Cao Bằng. Phja Oắc - cao 1.935m, là đỉnh núi cao thứ hai ở Cao Bằng - có địa hình phức tạp, với chủ yếu là núi cao, các dãy núi đất xen với núi đá, thung lũng nhỏ hẹp, độ dốc lớn > 38o, nhiều nơi dốc đứng.
Sự đa dạng về địa hình, địa mạo, địa chất, cộng với điều kiện khí hậu đặc trưng đã tạo nên các hệ sinh thái đặc thù của vùng núi cao Phja Oắc.


Ngày 12/4/2018, Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu với trên 130 điểm di sản địa chất độc đáo. Lên đến 400 triệu năm trước, khu vực này đã từng là biển nông. Lắng đọng trầm tích từ đây đã hình thành nên đá vôi và lưu giữ một lượng lớn hóa thạch cổ sinh, những chứng nhân của một môi trường biển cổ kéo dài và rất phong phú trong quá khứ.

 

Khách du lịch Cao Bằng sẽ thấy nhiều điểm đáng đến ở huyện biên giới Trùng Khánh - nơi có 2 cửa khẩu quốc gia với Trung Quốc là cửa khẩu Trà Lĩnh ở thị trấn Trà Lĩnh và cửa khẩu Pò Peo ở xã Ngọc Côn.

 

Đặc biệt là thác Bản Giốc ở xã Đàm Thủy, gồm thác chính và thác phụ, rộng tổng cộng khoảng 300m. Thác chính nằm giữa biên giới Việt-Trung, rộng khoảng 50m, cao khoảng 35m và gồm ba tầng. Thác phụ, nằm hoàn toàn trong địa phận Việt Nam, dài 150m gồm một tầng, cao khoảng 30m. Rừng dày cả phía trên và dưới thác, cùng với dòng nước sạch tung bọt trắng xóa quanh năm và các hoạt động sống của con người, chắc chắn sẽ cho khách du lịch Cao Bằng những trải nghiệm không thể nào quên.

 

Thác Bản Giốc đã được xếp hạng danh thắng quốc gia theo Quyết định số 989/QĐ-BVHTTDL ngày 20/05/1998 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bản Giốc còn được ghi nhận là thác lớn và đẹp thứ tư thế giới trong số các thác nước ở biên giới giữa các quốc gia, sau thác Iguazu giữa Brasil và Argentina, thác Victoria giữa Zambia và Zimbabue, và thác Niagara giữa Hoa Kỳ và Canada.

 

Hình ảnh đặc trưng ở đất Cao Bằng là những “cọn” nước. Với đặc thù địa hình nhiều thác ghềnh, nước chảy xiết, người dân nơi đây lợi dụng sức nước làm những “cọn” nước đưa nước từ sông, suối lên độ cao từ 5-10m cung cấp nước tưới cho hàng trăm hectare (ha) lúa và các loại cây trồng khác, hoặc để giã gạo, đưa nước về thôn bản… Hình ảnh các cọn nước như những bánh xe khổng lồ chậm rãi quay đã góp phần làm tăng vẻ nên thơ của dòng sông Quây Sơn. Được làm rất khéo từ những vật liệu của núi rừng, cọn nước gồm 3 thành phần chính là trục giữa, nang cọn và cánh quạt, hoạt động suốt đêm ngày như một “cỗ máy vĩnh cửu”. Chúng thể hiện khả năng sáng tạo tuyệt vời của người dân địa phương trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Không đơn thuần chỉ là một công trình thủy lợi, cọn nước chính là chứng nhân của văn minh lúa nước ở miền núi và là một nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng.

 

Huyện Trùng Khánh còn có đền Hoàng Lục ở xã Đình Phong, thờ tướng Hoàng Lục là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược, được Triều đình nhà Lý phong chức An biên Tướng quân, thống lĩnh quân bảo vệ biên giới. Lễ hội đền Hoàng Lục được tổ chức mỗi năm hai lần: vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch và vào mùa thu, sau khi thu hoạch xong vụ mùa, dân làng chọn ngày tốt cùng mổ lợn, làm xôi để dâng lên đền tạ ơn.

 

Chợ phiên Trà Lĩnh nằm bên đường ĐT211 của huyện Trùng Khánh, họp vào các ngày mùng 4, 9, 14, 19, 24 và 29 Âm lịch hàng tháng, là chợ trâu, bò lớn ở miền Bắc với khoảng 1.000 con các loại, cũng là địa điểm hấp dẫn khách du lịch Cao Bằng. Chợ bắt đầu họp tờ mờ sáng cho đến trưa, thu hút rất đông thương lái ở các địa phương khác đến mua để lấy sức kéo hay để làm thịt hoặc tìm những con trâu tốt để nuôi dưỡng trở thành trâu chọi. Cũng không ít thương lái từ bên kia biên giới sang mua trâu, bò. Chợ phiên còn là nơi người dân gặp gỡ, học hỏi kinh nghiệm mua bán, chọn giống, trao đổi cách chăn nuôi, vỗ béo trâu bò, tham khảo giá cả thị trường. 

 

“Cổng trời”- ở độ cao gần 1.000m so với mặt nước biển, trên eo núi Phja Đảy, làng Giộc Đâư, thị trấn Trà Lĩnh (tên cũ là Hùng Quốc), huyện Trùng Khánh - là nơi có thế núi xung quanh tạo cho đất này một vùng tụ khí (có năng lượng tâm linh rất cao). Theo quan niệm người xưa, đây là nơi giao thoa giữa trời - đất, âm - dương hòa quyện, là nơi linh thiêng trên tuyến đầu biên giới Tổ quốc để cầu nguyện cho quốc thái, dân an, trở thành điểm đến tâm linh cho nhiều khách thập phương những năm gần đây.

 

Trên địa bàn huyện Trùng Khánh còn có động Ngườm Ngao, động Giộc Đâư, khu du lịch thắng cảnh hồ Thang Hen và Chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc. Chùa Phật tích Trúc lâm ở xã Đàm Thủy, cách thác Bản Giốc khoảng 500m, ở trên núi cao có tầm nhìn gần 10km, có lầu Đại hồng chung Thiên Bảo bằng đồng nặng 1,5 tấn, tam quan, khuôn viên tượng Quan Âm Bồ Tát vừa là nơi ngắm cảnh vừa để thỉnh chuông cầu nguyện trong các ngày lễ.

 

Hồ Thăng Hen có hình thoi, rộng từ 100m đến 300m, dài từ 500m đến 1.000m, ở giữa một vùng núi non và màu xanh của cây vươn mình trên các vách đá cheo leo soi bóng xuống mặt nước trong, uốn lượn theo lòng lũng mấp mô những mỏ đá ngầm. Phía đầu nguồn là một hang rộng, từ trong hang nguồn nước chảy ra suốt ngày đêm. Cứ khoảng 10 năm một lần, nước hồ bỗng cạn gần hết và chỉ sau một vài ngày nước lại dâng lên. Và ấn tượng nữa là vào mùa lũ, nước hồ Thăng Hen vẫn giữ được màu xanh ngọc bích đặc trưng, trong khi các hồ khác trong vùng chuyển màu đỏ lựng. Theo truyền thuyết, có một chàng trai tên Sung thông minh tuấn tú, thi đỗ làm quan và được vua ban thưởng bảy ngày vinh quy bái tổ. Về quê, chàng kết hôn cùng nàng Boóc xinh đẹp. Mải quyến luyến người vợ mới cưới, chàng quên mất ngày trở về kinh. Đến đêm thứ bảy, chàng mới sực nhớ, vội chia tay vợ và bố mẹ chạy về kinh. Giữa đêm tối trong rừng hoang, chàng chạy được 36 bước chân thì ngã đầu đập vào núi rồi chết. 36 bước chân của chàng ngày nay là 36 hồ lớn, nhỏ ở Trà Lĩnh. Nơi chàng nằm xuống chính là hồ Thăng Hen.


Du lịch cộng đồng rất đặc trưng ở Cao Bằng. Điểm du lịch cộng đồng xóm Khuổi Khon thuộc xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, cách trung tâm thành phố Cao Bằng hơn 120km - nơi sinh sống của 60 hộ đều là dân tộc Lô Lô - rất thu hút du khách quốc tế.

 

Đến đây, khách du lịch Cao Bằng được khám phá kiến trúc nhà sàn của người dân tộc Lô Lô được xây dựng ở lưng chừng hoặc đỉnh núi hòa quyện cùng sương và mây trời, những câu chuyện về con người, phong tục tập quán, trang phục và truyền thống văn hóa đặc sắc riêng biệt của người Lô Lô đen… và trực tiếp trải nghiệm các hoạt động hằng ngày cùng người dân, như: chế biến các món ăn truyền thống; chăm sóc gia súc, gia cầm; thêu, dệt thổ cẩm; giao lưu văn nghệ…

 

Cách trung tâm thành phố Cao Bằng, theo quốc lộ 3, khoảng 35km là đến địa phận xóm Pác Rằng, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa. Xóm có hơn 50 hộ gia đình với 100% là người dân tộc Nùng An, cư trú lâu đời, có nghề rèn truyền thống. 

 

Khách du lịch Cao Bằng sẽ được những người đàn ông nơi đây say sưa, tự hào chỉ cho những bí quyết của nghề rèn; còn những người phụ nữ Nùng An kể về từng công đoạn trồng bông, cán bông, se sợi, dệt vải, nhuộm chàm, phơi, khâu, thêu để làm ra một bộ thổ cẩm đẹp và bền có thể sử dụng hàng chục năm; được dẫn đi tham quan những đám ruộng trước nhà với những hàng rào, bờ kè bằng đá rất vững chãi, dãi nắng dầm mưa cả trăm năm, không chỉ giúp bà con chống lở đất, giữ nước ở ruộng bậc thang mà còn tô điểm cho cảnh quan của xóm, là nét văn hóa độc đáo.

 

Các món ăn truyền thống đặc sắc luôn được chuẩn bị tươm tất nóng hổi, thơm ngon để phục vụ khách du lịch Cao Bằng, như: khau nhục, rau dạ hiến xào thịt bò, lợn quay mác mật, cá suối chiên giòn… Đêm xuống, khách du lịch Cao Bằng cùng đông đảo bà con hòa trong điệu hát Hèo phươn… say đắm lòng người.

 

Cây Nhội (tên địa phương gọi là mạy Phát) mọc tự nhiên trong khu rừng xóm Hoài Khao. Thân chính cách mặt đất 1,3m, chu vi thân cây 3,10m, đường kính hơn 1m, cao khoảng 25 - 30m; là cây đơn thân, mọc thẳng, tán tỏa đều xung quanh. Cây Nhội là cây cổ thụ duy nhất được người dân nơi đây lập miếu bảo vệ, có ý nghĩa thiêng liêng như cây thần thánh. Cây Nhội đã được công nhận là Cây di sản Việt Nam.


Một điểm du lịch cộng đồng được ưa thích nữa là xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, có 100% hộ là dân tộc Dao Tiền. Đây là quê hương của làn điệu páo dung quyến rũ, lễ cấp sắc độc đáo… và một quần thể núi, đồi, thung lũng, suối và những đồng lúa mênh mông tuyệt đẹp.

 

Đến Hoài Khao, khách du lịch Cao Bằngcòn được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của những ngôi nhà trình tường lâu đời, nghề dệt thổ cẩm và trang trí hoa văn bằng nghệ thuật in sáp ong, nhâm nhi chén rượu gạo thơm nồng mùi lúa cùng với những món ăn chứa đựng cả hương đất, hương trời.

 

Đặc biệt, điểm nhấn quan trọng tạo nên sức hút của xóm Hoài Khao là những tổ ong khoái ở 2 hang động quanh xóm. Mùa xuân ong khoái về, lập thu lại bay đi, để lại vỏ sáp là nguyên liệu vô giá để những người phụ nữ nơi đây đun nấu thành sáp ong sử dụng in trên vải, tạo nên những hoa văn độc đáo trên bộ trang phục truyền thống. Trước khi lấy vỏ sáp ong, người dân sẽ làm lễ cúng gọi ong khoái trở về vào dịp tháng 6, 7 Âm lịch.

 

Cây giảo cổ lam

 

Sản phẩm giảo cổ lam

 

Tại Việt Nam, Giảo cổ lam được phát hiện vào năm 1995 và đưa vào đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, vì đây là một dược liệu quí hiếm giống như nhân sâm. Giảo cổ lam chứa hơn 100 loại saponin trong đó có nhiều loại cấu trúc giống với saponin có trong nhân sâm và tam thất, có nhiều thành phần Flavonoid có tác dụng sinh học, chống lão hóa mạnh, và có các nguyên tố vi lượng Zn, Fe, Se và các axit amin tan trong nước... Sản phẩm từ giao cổ lam Cao Bằng do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng và Công ty Chè đắng Cao Bằng sản xuất, có bán tại một số cửa hàng ở chợ Xanh, thành phố Cao Bằng và một số siêu thị, khách sạn, nhà hàng trên địa bàn tỉnh.

 

Hạt dẻ Trùng Khánh

 

Rau Dạ hiến

 

Du khách đến Cao Bằng đặc biệt ưa thích xôi trám, phở chua, rau Dạ hiến, trà giảo cổ lam, các loài quả mận, lê, cam, quýt, đào; các loại lâm thổ sản: nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân; và đặc sản Trùng Khánh hạt dẻ và cá trầm hương vẩy trắng có một vòng vẩy điểm màu xanh cửu long ở vực Lũng Đính, xã Đình Phong.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng

 

 

GrapAir đưa, đón sân bay Cam Ranh đi về Phan Rang - Phan Thiết - Mũi Né - Đà Lạt - Nha Trang, sân bay Liên Khương đi về Phan Rang - Phan Thiết - Đà Lạt - Nha Trang, sân bay Tân Sơn Nhất - Sài Gòn đi về Phan Thiết - Mũi Né - Bình Thuận - Phan Rang - Mỹ Hòa - Ninh Thuận, sân bay Buôn Ma Thuột đi về Buôn Hồ - Ea H'leo - Buôn Đôn - Krông Bông - Ea Kar - Gia Nghĩa - Krông Nô ... đi lại, du lịch, lễ hội, cưới hỏi... an toàn nhất, thuận tiện nhất, hợp lý nhất và được phục vụ chu đáo nhất.

 

 

Hãy gọi GrapAir 0983001155 với dòng xe đời mới 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ, 30 chỗ và 45 chỗ phù hợp với các nhóm khách khác nhau - đi riêng một mình, cặp đôi, gia đình, nhóm bạn, họp lớp, hội khóa, họp mặt... với dàn xe xịn sò, tài xế chuyên nghiệp và mức chi phí cực hợp lý. GrapAir cũng cung cấp khách sạn, homestay và cano để Quý khách lưu trú và khám phá những miền đất đẹp trọn vẹn nhất.

GrapAir cung cấp tour để Quý khách check in và trải nghiệm những gì đặc trưng nhất của những miền đất đẹp của tổ quốc Việt Nam.

Chắc chắn Quý khách Sẽ HÀI LÒNG Và AN TÂM Khi Đến Với Chúng Tôi.

 

 

GrapAir hân hạnh phục vụ Quý khách trên mọi cung đường!

GrapAir đưa, đón TẬN NƠI, phục vụ TẬN TÌNH, tài xế TẬN TÂM

THOẢI MÁI ĐI XA - KHÔNG LO VỀ GIÁ!

Liên hệ: +84 983 00 1155 (điện thoại, zalo, whatsapp)

E-mail: grapairlam@gmail.com

https://grapair.com

http://grapair.vn

https://www.facebook.com/grapair

https://www.facebook.com/taxisanbaycamranhphanrangninhthuan

https://www.youtube.com/channel/UC6l8dYsKF2X_u4IWZkmmS9Q

 

 

 

thông tin cập nhật

Tin tức sự kiện

Lễ Phục sinh Easter Day

Lễ Phục sinh cùng với Lễ Giáng Sinh là hai lễ trọng đặc biệt của Ki-tô giáo, kéo dài trong 8 ngày gọi là tuần Bát Nhật, tuần Bát nhật Phục sinh thường được ưu tiên hơn.

Ninh Thuận có gì để chơi?

Ninh Thuận có gì vui? Hãy khám phá những trò chơi hấp dẫn ở Ninh Thuận!

Taxi từ sân bay Liên Khương đi Phan Rang - Phan Thiết - Nha Trang

Sân bay Liên Khương Đà Lạt cách trung tâm bao nhiêu km? Cảng hàng không Liên Khương ở đâu? Dịch vụ đưa đón sân bay Liên Khương tiện lợi và tiết kiệm? Cách di chuyển từ sân bay Liên Khương về Đà Lạt, Phan Rang, Phan Thiết, Nha Trang?

Taxi từ sân bay Cam Ranh đi Ninh Thuận

Ninh Thuận cách sân bay Cam Ranh - Khánh Hòa bao nhiêu km? Từ Ninh Thuận đi sân bay Cam Ranh - Nha Trang hết bao lâu? Sân bay Ninh Thuận có không? Sân bay Cam Ranh đi Ninh Thuận có những phương tiện gì?

Vì sao có Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3?

Ngày 8/3 là ngày gì? Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3. Nguồn gốc ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3. Chủ đề ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3: Tri ân, tôn vinh. Ngày Quốc tế Phụ nữ có phải là Ngày Liên Hợp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế? Những điều chưa biết về ngày 8/3.

Vì sao tôi say xe?

Vì sao bạn bị say tàu xe? Hướng dẫn xử trí khi bị say tàu xe? Cách chống say xe hiệu quả nhất? Những cách đơn giản trị say xe? Bí quyết chống say xe mà không phải uống thuốc? Say xe có lái ô tô được không?

Xe từ Phan Rang, Ninh Thuận, đi sân bay Cam Ranh

Từ Ninh Thuận đi sân bay Cam Ranh, Nha Trang, Khánh Hòa như thế nào? Phan Rang có những phương tiện đi lại nào? GrapAir 0983001155 tư vấn một số cách di chuyển như sau:

Tour du lịch Phan Rang Ninh Thuận 2 ngày 1 đêm

GrapAir đi tour Phan Rang Ninh Thuận và đưa đón sân bay Cam Ranh đi về Ninh Thuận, tư vấn du lịch 0983001155

Taxi từ sân bay Cam Ranh đi Phan Thiết, Mũi Né, Bình Thuận

Sân bay Cam Ranh cách Phan Thiết bao xa? Di chuyển từ sân bay Cam Ranh đi về Phan Thiết, Mũi Né, Bình Thuận như thế nào?... GrapAir 0983001155 có giải pháp hợp lý nhất cho hành trình của bạn:

Tour du lịch liên tỉnh Ninh Thuận - Bình Thuận - Lâm Đồng

Kế hoạch kỳ nghỉ của bạn thế nào? Đi tour du lịch Ninh Thuận - Bình Thuận - Lâm Đồng xe đẹp giá tốt của GrapAir 0983001155 nhen! GrapAir đã thiết kế tour để Quý khách có thể khám phá những nét đẹp không nên bỏ qua của những vùng đất này.

9 món ngon phải thử khi đi du lịch Ninh Thuận

Món ngon Ninh Thuận must try là những món nào? Đi du lịch Phan Rang, du lịch Ninh Thuận thì không nên bỏ qua món nào? Hãy cùng GrapAir 0983 00 1155 khám phá nhen!

Phú Quý - Đảo ngọc đốn tim du khách

Du lịch Phú Quý nên đi mấy ngày? Những điều cần biết về Phú Quý? Có nên du lịch Phú Quý, du lịch Bình Thuận tự túc? Kinh nghiệm du lịch Phú Quý cho gia đình? Là một trong 12 huyện đảo của Việt Nam, Phú Quý ở Bình Thuận có gì đặc sắc với khách du lịch? GrapAir Travel 0983001155 hân hạnh tư vấn và cung cấp dịch vụ đưa đón Quý khách du lịch, đi chơi...

Yêu cầu báo giá

Vui lòng nhập vào form bên dưới để chúng tôi liên hệ

bước ngoạn mục chinh phục địa điểm tour du lịch

Video & clip

Zalo
Hotline